thong tu 48/2016
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VỀ TRANG PHỤC CHỮA CHÁY CỦA LỰC LƯỢNG DÂN PHÒNG, LỰC LƯỢNG PHÒNGCHÁY VÀ CHỮA CHÁY CƠ SỞ, LỰC LƯỢNG PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY CHUYÊN NGÀNH
Căn cứLuật phòng cháy và chữa cháy ngày 29 tháng 6 năm 2001; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháyngày 22 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữacháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy (sauđây viết gọn là Nghị định số 79/2014/NĐ-CP);
Căn cứ Nghị định số 106/2014/NĐ-CP ngày17 tháng 11 năm 2014 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyềnhạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an;
Theo đề nghị của Cục trưởng CụcCảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;
Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Thông tư quy định vềtrang phục chữa cháy của lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháycơ sở, lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành.
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định về mẫu, cấu tạo, chất liệu, màu sắc, kiểu dáng trang phục chữacháy của lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, lựclượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành, bao gồm: Quần,áo, mũ, ủng, găng tay, khẩu trang chữa cháy; kiểm định, kinh phí bảo đảm trangbị và yêu cầu đối với trang phục chữa cháy.
Điều 2. Đối tượngáp dụng
Thông tư này áp dụng đối với:
1. Lực lượng dân phòng.
2. Lực lượng phòng cháy và chữa cháycơ sở.
3. Lực lượng phòng cháy và chữa cháychuyên ngành.
4. Công an các đơn vị, địa phương.
5. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liênquan.
Điều 3. Yêu cầu đốivới trang phục chữa cháy
1. Bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ và phù hợp với yêu cầu công tác chữa cháycủa lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, lực lượngphòng cháy và chữa cháy chuyên ngành.
2. Tạo điều kiện thuận lợi cho côngtác chỉ huy và quan hệ phối hợp giữa các lực lượng thamgia chữa cháy.
3. Bảo đảm chất lượng, chủng loại,mẫu mã theo quy định tại Thông tư này.
Điều 4. Quy định vềmẫu trang phục chữa cháy
Ban hành kèm theo Thông tư này mẫutrang phục chữa cháy của lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháycơ sở, lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành; cụ thể:
1. Áo chữa cháy (mẫu số 01).
2. Quần chữa cháy (mẫu số 02).
3. Mũ chữa cháy(mẫu số 03).
4. Ủng chữa cháy (mẫu số 04).
5. Găng tay chữacháy (mẫu số 05).
6. Khẩu trang chữa cháy (mẫu số 06).
Chương II
TRANG PHỤC CHỮACHÁY
Điều 5. Quần áo chữacháy
1. Kiểu dáng: Theo mẫu số 01, mẫu số02 ban hành kèm theo Thông tư này, cụ thể:
a) Áo chữa cháy:
- Kiểu dài tay; cổ bẻ, ve cổ chữ K, phía dướibên phải cổ áo có 01 chiếc cúc, đường kính 22 mm; áo códây đai gắn cố định bên cổ trái và gắn băng gai bên cổ phải;
- Thân trước haibên ngực áo có 02 túi bổ cơi, có lóttúi bên trong; khóa áo kéo thẳng đứng nằm ẩn phía bên trong, chỉ nhìn thấy đường may bênngoài; nẹp áo có một hàng cúc 05 chiếc, đường kính 22 mm,cài nằm ẩn phía bên trong; từ trước ra sau thân áo có 02 dải phản quang nằm cách nhau 05 cm, mỗidải phản quang có vạch màu xanh nằm giữa nền màu xám khổrộng 05 cm; gấu áo bẻcuộn 02 cm;
- Tay áo có 01 dải phản quang vạchmàu xanh nằm giữa nền màu xám khổ rộng 05 cm; cùi chỏ tayáo có 01 lớp vải đệm bên trong; gấutay áo có 02 lớp, bẻ cuộn 02 cm.
b) Quần chữa cháy
- Kiểu quần dài, ống rộng; cạp quần rộng4,5 cm, có thun co giãn hai bên hông và 06 vắt xăng; cửa quầncó khóa kéo theo chiều thẳng đứng, có cúc cài nằm ẩn phíabên trong;
- Thân trước quần có 02 túi chéo đắpnổi; bên phải trước ống quần phía gần đầu gối có 01 túi hộp; hai bên đầu gốiquần có đệm lót; từ trước ra sau hai bến ống quần có 01 dải phản quang vạch màuxanh nằm giữa nền màu xám khổ rộng 05 cm; gấu quần bẻ cuộn02 cm; thân sau hai bên mông quần có 02 túi.
2. Chất liệu: Polyeste/cotton (65/35±3%).
3. Màu sắc: Vàng (pantone 15-1132 TPX).
Điều 6. Mũ chữacháy
1. Kiểu dáng: Theo mẫu số 03 ban hànhkèm theo Thông tư này.
2. Cấu tạo, chất liệu: Thân mũ làm bằng nhựa ABS tổng hợp, có kích thước296x237x183 mm, bề dày ³ 04 mm, chịu va đập; phía trên đỉnh mũ có lớp vỏ xương sống vuôngchạy từ trước ra sau, hai bên thân mũ có cấu tạo lồi ra đểbảo vệ tai. Phía trước mũ có kính bảo vệ bằng nhựaPolycarbonate (PC) không màu, bề dày 02 mm, giúp cản bụi,gió, hơi nóng khi chữa cháy. Bên trong thân mủ có lớp xốpbảo vệ bằng chất polystyren dày ³ 20mm để làm giảm lực va chạm; lớp lót bằng sợi poly dày 02 mm; quai đeo và khóa làm bằng sợitổng hợp và nhựa Acetic có sức chịu tải, giúp giữ cố địnhmũ vào đầu khi di chuyển; có thiết bị tăng giảm cỡ đầu đểtăng giảm chu vi vòng đầu khi sử dụng.
3. Màu sắc: Đỏ.
Điều 7. Các trangphục chữa cháy khác
1. Ủng chữa cháy
a) Kiểu dáng:Theo mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư này.
b) Cấu tạo, chất liệu: Ủng cao cổ, thân ủng đứng và đúcliền đế, chống thấm nước; mũi ủng tròn, có miếng lót kimloại bên trong bảo vệ mũi bàn chân; bên trong thân ủng cólớp vải chuyên dùng chống trượt, bámdính vào thành ủng; cổ ủng, mũi ủng,các gờ sau của ủng có gân và chỉ viền xung quanh; đế ủngđúc, dày 05 cm, có vân nổi hình răng cưa tăng độ ma sát.Ủng được làm bằng nhựa PVC hoặc cao su nhân tạo.
c) Màu sắc: Thân ủng màu xám, đế màuđỏ.
2. Găng tay chữa cháy
a) Kiểu dáng: Theo mẫu số 05 ban hành kèm theo Thông tư này.
b) Cấu tạo, chất liệu: Loại găng taydài, xỏ kín năm ngón tay, từ trước ra sau cổ tay có băngthun co giãn; bên trong găng tay có phủ lớp chất chốngtrượt. Găng tay được làm bằng chất liệu Polyeste/cotton (65/35± 3%).
c) Màu sắc: Vàng (pantone 15-1132TPX).
3. Khẩu trangchữa cháy
a) Kiểu dáng: Theo mẫu số 06 ban hànhkèm theo Thông tư này.
b) Cấu tạo, chất liệu: Khẩu trang cóthanh nẹp ôm khít mũi và bao phủ toàn bộ phần miệng, mũi, có dây đeo ở hai bên tai; khẩu trang có 04 lớp, gồm lớp vải bảo vệ bên ngoài, lớp trợ lọc tạo độcứng cho khẩu trang, lớp vật liệu lọc chính và lõi lọc bằng than hoạt tính éptrong vải. Khẩu trang được làm bằng chất liệuPolypropylene.
c) Màu sắc: Trắng.
Điều 8. Kiểm địnhtrang phục chữa cháy
Trang phục chữa cháy sản xuất trongnước hoặc nhập khẩu phải được kiểm định theo quy định tại Điều 18 Thông tư số66/2014/TT-BCA ngày 16/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết thihành một số điều của Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 quy định chitiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổsung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy.
Điều 9. Kinh phí bảo đảm trangbị trang phục chữa cháy cho lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữacháy cơ sở, lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành
1. Kinh phí bảo đảm trang bị trangphục chữa cháy cho lực lượng dân phòng được bố trí trong ngân sách quốc phòngvà an ninh hàng năm của Ủy ban nhân dân các cấp và thực hiện theo quy định củaLuật Ngân sách nhà nước.
2. Người đứng đầu cơ quan, tổ chứctrực tiếp quản lý cơ sở bảo đảm kinh phí trang bị trangphục chữa cháy cho lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành theo quy địnhtại khoản 2 Điều 32 Nghị định số 79/2014/NĐ-CP.
3. Kinh phí bảo đảm trang bị trangphục chữa cháy cho lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, lựclượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành thuộc các cơ quan nhà nước, đơn vịsự nghiệp, lực lượng vũ trang và các đơn vị khác thụ hưởngngân sách nhà nước ở Trung ương và địa phương do ngân sáchnhà nước bảo đảm và thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
ChươngIII
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 10. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hànhkể từ ngày 08 tháng 01 năm 2016.
2. Lực lượng dân phòng, lực lượngphòng cháy và chữa cháy cơ sở, lực lượng phòng cháy vàchữa cháy chuyên ngành đã được trang bị quần, áo, mũ, ủng,găng tay, khẩu trang chữa cháy trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực thihành thì tiếp tục sử dụng cho đến khi hết niên hạn.
Điều 11. Trách nhiệmthi hành
1. Cục trưởng Cục Cảnh sát phòngcháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Thông tư này.
2. Căn cứ yêu cầu và tình hình thựctế, Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liênquan nghiên cứu sửa đổi, bổ sung quy định về trang phụcchữa cháy của lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, lựclượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành quy định tại Thông tư này trình Bộtrưởng Bộ Công an xem xét, quyết định.
3. Công an, Cảnh sát phòng cháy vàchữa cháy tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có tráchnhiệm:
a) Hướng dẫn, kiểm tra và định kỳ vàotháng 12 hàng năm báo cáo Bộ Công an (qua Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy vàcứu nạn, cứu hộ) việc thực hiện quy định về trang phục chữa cháy cho lực lượngdân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, lực lượng phòngcháy và chữa cháy chuyên ngành.
b) Tổng hợp đề xuất, kiến nghị sửađổi, bổ sung quy định về trang phục chữa cháy cho lực lượng dân phòng, lựclượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, lực lượng phòng cháyvà chữa cháy chuyên ngành báo cáo về Bộ Công an (qua Cục Cảnh sát phòng cháy,chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ).
4. Các Tổng cục trưởng, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ Công an,Giám đốc Công an, Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân cóliên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
5. Đề nghị thủ trưởng các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quanthuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trựcthuộc Trung ương trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình phối hợp với Bộ Công an trong việc quản lý, kiểmtra việc thực hiện quy định về trang phục chữa cháy của lực lượngdân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, lực lượng phòng cháy vàchữa cháy chuyên ngành thuộc cơ quan, tổ chức, cơ sở doBộ, ngành, địa phương mình quản lý.
Trong quá trình thực hiện Thông tưnày, nếu có khó khăn, vướng mắc, Côngan các đơn vị, địa phương, các tổ chức, cá nhân có liên quan báo cáo về Bộ Côngan (qua Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứuhộ) để kịp thời hướng dẫn./.
|
BỘ TRƯỞNG |