Bạn đã thật sự biết được lý do tại sao nên lắp đặt hệ thống báo cháy tự động hay quy trình thi công lắp đặt báo cháy tự động hay chưa? Nếu chưa, hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của An Toàn Như Ý. Dưới đây sẽ là tất cả thông tin liên quan đến việc thi công lắp đặt hệ thống báo cháy tự động.
Tại sao bạn nên lắp đặt hệ thống báo cháy tự động?
Hệ thống báo cháy tự động phát ra những cảnh báo sớm để chúng ta biết được về sự cố cháy nổ, đặc biệt tại những nơi nguy hiểm với mật độ người qua lại cao và rất khó để thoát hiểm khi xảy ra sự cố như tòa nhà chung cư cao tầng hay trung tâm thương mại.
Hệ thống báo cháy tự động còn giúp mọi người yên tâm hơn trong quá trình sinh hoạt và làm việc tại những nơi có nguy cơ xảy ra hỏa hoạn cháy nổ cao. Đối với những gia đình có người cao tuổi và trẻ em, việc thi công lắp đặt báo cháy tự động là điều hết sức cần thiết khi thị lực và độ nhạy bén của người già cũng như trẻ em không được cao. Hệ thống báo cháy tự động sẽ giúp bạn tránh được những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra khi có hỏa hoạn.
Hệ thống báo cháy tự động sẽ có còi cảnh báo liên tục hoạt động 24/24 ngay cả trong trường hợp bạn không có nhà. Việc này sẽ giúp bạn cảm thấy an tâm khi ra ngoài và không phải lo lắng về các vấn đề khi xảy ra cháy nổ vì mọi người sẽ phát hiện sớm và di dời cũng như dập tắt đám cháy kịp thời.
Những thành phần cơ bản của một hệ thống báo cháy tự động
- Trung tâm báo cháy: Trung tâm báo cháy được thiết kế theo dạng tủ bới những thiết bị chính gồm một mainboard điều khiển, một biến thế, các mô đun và một battery.
- Thiết bị đầu vào: Đầu báo nhiệt, báo khói, báo lửa, báo gas, công tắc khẩn,...
- Thiết bị đầu ra: Chuông báo động, đèn báo động, còi báo động, bộ quay số điện thoại tự động, đèn exit, bảng hiển thị phụ.
Quy trình thi công lắp đặt báo cháy tự động
Trước khi tiến hành quy trình thi công lắp đặt báo cháy tự động, phía cơ sở và công ty thi công cần phải lập ra hồ sơ thiết kế dự án thi công sau đó tiến hành đưa đến cơ quan thẩm duyệt có chức năng. Sau khi được thông qua bạn mới có thể tiến hành lắp đặt hệ thống báo cháy tự động theo quy trình sau:
Bước 1: Đi đường dây cáp tín hiệu
Tiến hành đi dây ở tất cả những vị trí bạn đặt đầu báo khẩn và vị trí trung tâm báo cháy. Những đường dây lắp đặt phải có thẩm mỹ và đạt được tiêu chuẩn an toàn. Dây bắt buộc phải được luồn trong ống luồn dây để có thể đảm bảo được độ bền cũng như tính an toàn cho hệ thống.
Bước 2: Đo điện trở
Bắt đầu đo điện trở cách điện cho hệ thống đường dây mà bạn đã lắp đặt để đảm bảo đúng những thông số kỹ thuật tiêu chuẩn cũng như an toàn cho hệ thống.
Bước 3: Tiến hành lắp đặt các thiết bị
Lắp và cài đặt tủ trung tâm: Đây chính là thiết bị quan trọng nhất khi thi công lắp đặt báo cháy tự động, nó sẽ quyết định đến chất lượng của hệ thống. Đây sẽ là thiết bị cung cấp năng lượng cho những đầu báo tự động có khả năng nhận cũng như xử lý tín hiệu báo cháy từ những đầu báo cháy tự động hay các tín hiệu sự cố kỹ thuật. Trong các trường hợp cần thiết, chúng có thể truyền tín hiệu đến những nơi báo cháy và có khả năng kiểm tra hoạt động của hệ thống.
Đầu báo khói: Đầu báo khói là thiết bị giám sát trực tiếp những hoạt động, dấu hiệu khói và cháy để báo về trung tâm xử lý. Thời gian để đầu báo khói nhận và truyền đi tín hiệu không quá 30 giây. Mật độ của môi trường khoảng 15 đến 20% nếu như nồng độ Khói trong môi trường lớn hơn ngưỡng cho phép này, thiết bị sẽ phát ra tín hiệu báo động truyền đến tủ trung tâm để xử lý sự cố.
Công tắc khẩn: Thiết bị được lắp đặt tại những nơi dễ dàng nhận thấy như hành lang, cầu thang, cửa ra vào để có thể sử dụng khi cần thiết. Đây là thiết bị cho phép người sử dụng sẽ chủ động truyền thông tin báo cháy bằng cách kéo công tắc hoặc nhấn vào công tắc để gửi báo động khẩn đến mọi người đang trong khu vực xảy ra hỏa hoạn.
Còi báo cháy: Thường được lắp đặt tại phòng bảo vệ, nơi đông người, cầu thang,... để nhằm báo động cho mọi người xung quanh biết và xử lý sự cố.
Bước 4: Kiểm tra hệ thống và chạy thử
- Kiểm tra hoạt động từ tủ trung tâm
- Kiểm tra hệ thống đèn báo pha để xem nguồn 3 pha vào có bị mất đi pha nào không
- Kiểm tra đèn báo quá tải để xem máy bơm có bị quá tải không
- Kiểm tra đồng hồ volt và ampe để xem các giá trị điện áp nguồn vào có đủ không
- Kiểm tra bộ sạc của bình tự động
- Chạy thử toàn bộ hệ thống báo cháy tự động và bàn giao
Sau khi đã cho chạy thử hệ thống báo cháy tự động từ đầu báo khói đến điểm kiểm soát về làm quen với tình trạng hoạt động của hệ thống. Tiến hành bàn giao và hướng dẫn cho nhân viên phụ trách của cơ sở để quản lý và kiểm soát hệ thống.
Như bạn có thể thấy, quy trình thi công lắp đặt báo cháy tự động rất phức tạp, đòi hỏi có chuyên môn cao. Nếu bạn muốn lắp đặt hệ thống báo cháy tự động, máy bơm chữa cháy,... cho cơ sở của mình hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ.