INTRO ON TOP  Chào mừng bạn đến với website của chúng tôi !

DV-5 Deluge Valve Tyco Van xả tràn Tyco

DV-5 Deluge Valve Tyco Van xả tràn Tyco
SKU: 3476
Số lượng

0982424164

Sẽ có tại nhà bạn

Từ 3 đến 5 ngày làm việc

  • Chi tiết sản phẩm Giao hàng toàn quốc
  • Chi tiết sản phẩmĐổi trả sản phẩm
  • Chi tiết sản phẩm THANH TOÁN
    Hỗ trợ nhiều ngân hàng
  • Chi tiết sản phẩm HỖ TRỢ MUA NHANH
    0982 424 164 - 0932 633 552
    từ 7:30 - 17:00 mỗi ngày

     

Van xả tràn - deluge valve Tyco là gì ?
1.1 Khái niệm về van xả tràn
Van xả tràn hay deluge valve là một loại van điều khiển tự động trong hệ thống chữa cháy nước hoặc foam, hoạt động theo cơ chế màng ngăn – “Diaphragm Style” hoặc chốt cơ khí – “Mechanical Latching” (hiện nay ít dùng). Ở trạng thái bình thường nước được giữ lại ở trong valve và được điều khiển bởi hệ thống xả (trim).  
 
 
Valve thường được sử dụng trong các hệ thống chữa cháy cố định với hệ thống đường ống khô, khi valve mở cho phép nước chảy vào trong đường ống và đi ra ngoài thông qua các đầu phun hở (hệ thống xả tràn-deluge system) hoặc đầu phun kín (hệ thống tác động trước-preaction) đã được kích hoạt.
Deluge valve với ưu điểm là mở nhanh cung cấp khả năng phân phối một lượng nước lớn trong khoảng thời gian ngắn, nên nó được áp dụng để bảo vệ chữa cháy cho các khu vực có độ nguy hiểm cao như: phòng máy biến áp, kho lưu trữ, kho sân bay, nhà máy hóa chất, băng chuyền sản xuất…
 
1.2 Cấu tạo van xả tràn
Van xả tràn kiểu màng ngăn có cấu tạo gồm 3 thành phần cơ bản:
- Thân van
- Màng ngăn
- Nắp van 
 
 

1.3 Nguyên lý hoạt động van deluge


Van deluge hoạt động dựa trên áp suất trong buồng màng ngăn (hình 3) để giữ cho màng ngăn chống lại áp lực từ đường nước vào. Ở trạng thái bình thường, áp lực trong buồng màng ngăn được tạo ra bởi lượng nước đi vào buồng thông qua đường ống dẫn kết nối với valve điều khiển chính của hệ thống.
Khi đường ống dẫn nước vào buồng màng ngăn được mở ra bởi hệ thống phát hiện cháy (đầu phun, đầu báo, nút khẩn…), nước xả ra khỏi buồng màng ngăn nhanh hơn quá trình tự làm đầy của nó thông qua bộ trim. Điều này làm cho áp suất trong buồng màng ngăn giảm xuống nhanh chóng, dẫn đến áp lực tác động lên màng ngăn cũng giảm xuống. Dưới áp lực từ đường nước cấp vào, màng ngăn co lại cho phép nước đi vào trong hệ thống đường ống.
 
 
2. Phân loại van xả tràn
Dựa trên hướng lắp đặt thì van xả tràn có 2 loại là kiểu đứng và kiểu ngang
 
 
Hai loại này về nguyên lý hoạt động tương tự nhau chỉ khác về hướng đường ống lắp đặt, tùy thuộc vào yêu cầu và cấu trúc công trình mà lựa chọn loại valve phù hợp.
Ngoài ra mỗi deluge valve còn khác nhau về kích cỡ và kiểu nối ở ngõ vào và ngõ ra như:
- NỐI REN (Thread) x NỐI REN (Thread)
- NỖI RÃNH (Groove) x NỖI RÃNH (Groove)*
- NỐI BÍCH (Flange) x NỐI RÃNH (Groove)*
- NỐI BÍCH (Flange) x NỐI BÍCH (Flange)…
Về kích cỡ thì các nhà sản xuất thường có loại thông dụng: 
DN40, DN50, DN80, DN100, DN150, DN200.
 
Để deluge valve hoạt động đúng chức năng thiết kế thì bộ trim bắt buộc phải đi kèm. Bộ trim bao gồm các thành phần cơ bản như: ống kết nối, valve chức năng (các van xả, van kiểm tra, van ngắt, van điều áp…), nút khẩn, đồng hồ đo áp suất…
Ở mỗi hệ thống ứng dụng deluge valve khác nhau thì bộ trim cho valve cũng khác nhau tương ứng, ví dụ như:
- Hệ thống chữa cháy bọt (foam system)
- Hệ thống van xả tràn (deluge system):
+ Hệ thống van xả tràn kích hoạt bằng nước (wet pilot actuation / hydraulic release).
+ Hệ thống van xả tràn kích hoạt bằng khí (dry pilot actuation / pneumatic release).
+ Hệ thống van xả tràn kích hoạt bằng điện (electric actuation).
- Hệ thống tác động trước (preaction system):
+ Một tác động, kích hoạt bằng điện (single interlock, electric)
+ Hai tác động, kích hoạt bằng điện – khí (double interlock, electric – pneumatic): 
+ Hai tác động, kích hoạt bằng điện – điện (double interlock, electric – electric) 
 
Sự khác nhau giữa các hệ thống chữa cháy sử dụng deluge valve:
- Deluge system: là hệ thống bảo vệ và chữa cháy cố định với các đầu phun hở. Nước được giữ lại ở deluge valve và được điều khiển bởi một hệ thống xả (TRIM). Khi bộ trim hoạt động, van xả tràn mở và nước chảy ra ngoài qua tất cả các đầu phun.
Bộ trim của hệ thống van xả tràn có 3 loại dựa trên nguyên lý kích hoạt: áp suất thủy lực, không khí và điện.
+ Bộ trim xả dựa trên áp suất thủy lực (wet pilot actuation / hydraulic release): sử dụng một hệ thống đường ống chứa đầy nước kết nối trực tiếp với buồng màng ngăn cùng với các đầu phun kín (được xem như là thiết bị phát hiện cháy) được lắp cùng với các đầu phun hở trong khu vực bảo vệ. Khi bộ trim hoạt động (đầu phun kín kích hoạt) nước chảy ra ngoài làm giảm áp suất trong buồng màng ngăn dẫn đến deluge valve mở.
 
 
+ Bộ trim xả dựa trên áp suất không khí (dry pilot actuation / pneumatic release): sử dụng một hệ thống đường ống khô kết nối với buồng màng ngăn thông qua bộ valve kích hoạt dựa trên áp suất không khí (dry pilot actuation) cùng với các đầu phun kín (được xem như là thiết bị phát hiện cháy) được lắp cùng với các đầu phun hở trong khu vực bảo vệ. Khi bộ trim hoạt động (đầu phun kín kích hoạt) làm giảm áp suất không khí trong đường ống làm kích hoạt bộ valve “Air Actuator”, cho phép nước trong buồng màng ngăn chảy ra ngoài dẫn đến giảm áp suất và deluge valve mở.
 
 
 
+ Bộ trim xả dựa trên hệ thống điện (electric actuation): sử dụng một hệ thống báo cháy gồm tủ điều khiển cùng với các đầu báo phát hiện cháy và van điện từ để điều khiển buồng màng ngăn. Khi có cháy xảy ra tủ kích hoạt van điện từ làm nước trong buồng màng ngăn chảy ra ngoài dẫn đến áp suất giảm và deluge valve mở.
 
 
 
- Preaction system: là hệ thống bảo vệ và chữa cháy cố định với các đầu phun kín. Nước được giữ lại ở van xả tràn và được điều khiển bởi một bộ trim. Khi trim xả hoạt động, deluge valve mở và nước chảy ra ngoài qua tất cả các đầu phun.
“Tác động trước” ở đây có nghĩa là hệ thống phát hiện cháy hoặc điều khiển xả phải hoạt động trước khi các đầu phun kín kích hoạt. Cho phép nước từ nguồn cấp đến ngay tại đầu phun khi hệ thống hoạt động.
Preaction system sử dụng trim xả tương tự như trong deluge system và được phân loại thành:
+ Hệ thống một tác động, kích hoạt bằng điện (Electric-Single Interlock Preaction): Một tác động có nghĩa là chỉ cần một tác động để mở van xả tràn và chỉ có trim xả (ở đây là hệ thống tủ báo cháy và van điện từ) mới được quyền mở van xả tràn. Áp suất không khí trong đường ống chữa cháy sẽ được giám sát để đảm bảo đầu phun kín không mở trước bộ trim, trong trường hợp đầu phun kín hoạt động trước bộ trim sẽ chỉ có lỗi áp suất thấp được thông báo mà không có lệnh mở valve.
 
 
+ Hệ thống hai tác động kích hoạt bằng điện – khí (Electric/Pneumatic-Double Interlock Preaction): cần hai tác động là hệ thống báo cháy với van điện từ và áp suất không khí từ đường ống đầu phun kín kích hoạt bộ valve khí đều xảy ra trước khi van xả tràn mở. Một trong hai tác động xảy ra trước thì sẽ chỉ có thông báo lỗi.   
 
 
3. Ứng dụng van xả tràn
Hệ thống xả tràn được sử dụng ở những nơi đặc biệt nguy hiểm, đòi hỏi xả tràn một lượng nước lớn trong thời gian ngắn để ngăn chặn đám cháy lan rộng, chúng cũng có thể được sử dụng để làm lạnh bề mặt để tránh làm biến dạng hoặc vỡ các thùng chứa nguyên liệu, dây chuyền sản xuất hoặc chống nổ máy biến áp. Và một số ứng dụng khác như với khu vực hoặc kho có chứa vật liệu có nhiệt độ cháy thấp, thùng chứa chất lỏng dễ cháy, khu vực khai thác dầu, các hệ thống xử lý sản phẩm. Khi thiết kế một hệ thống xả tràn cần phải có thông tin cụ thể về mức độ nguy hiểm cần được bảo vệ.
Foam system sử dụng deluge valve để kiểm soát và dập tắt đám cháy ở những nơi cần bao phủ và làm lạnh vật liệu cháy như: nhà máy khai thác, nhà chứa máy bay, khu vực có chứa chất lỏng dễ cháy.
Preaction system thường được sử dụng ở những nơi nhạy cảm với nước như thư viện, kho lưu trữ tài liệu, phòng lưu trữ mỹ thuật, phòng máy tính…
 
4. Yêu cầu van xả tràn đối với hệ thống sprinkler
4.1 Kích thước danh nghĩa
Kích thước danh nghĩa của van tràn là đường kính danh nghĩa của các mối nối cửa cấp nước và thoát nước của valve, nghĩa là kích thước của ống lắp các mối nối này. Phải sử dụng các kích thước sau: 40mm, 50mm, 65mm, 80mm, 100mm, 125mm, 150mm, 200mm, 250 mm hoặc 300 mm. Đường kính của dòng nước chảy qua vòng tựa của bộ bịt kín có thể nhỏ hơn kích thước danh nghĩa.
 
4.2 Mối nối
4.2.1 Tất cả các mối nối phải được thiết kế để sử dụng ở áp suất làm việc định mức của van tràn.
4.2.2 Kích thước của tất cả các mối nối phải phù hợp với các yêu cầu có thể áp dụng được của các tiêu chuẩn quốc tế. Nếu không áp dụng được các tiêu chuẩn quốc tế thì phải sử dụng các tiêu chuẩn quốc gia.
4.2.3 Mối nối của đường báo động phải có đường kính danh nghĩa của lỗ không nhỏ hơn 15 mm.
4.2.4 Nếu cần có nước mồi để bịt kín phía sau của bộ bịt kín thì phải có thiết bị bên ngoài để đưa nước mồi vào.
4.2.5 Phải có phương tiện để ngăn ngừa sự hình thành cột nước và kiểm tra mức nước mồi (nếu có yêu cầu).
4.2.6 Phải có phương tiện thích hợp để dễ thử nghiệm các cơ cấu báo động mà không cần phải nhả valve.
4.2.7 Các van tràn phải được trang bị phương tiện phát ra tín hiệu báo động bằng âm thanh nếu nước vào đường ống phía sau valve tới mức cao hơn bộ bịt kín 0,5 m, trừ khi van có phương tiện thoát nước tự động.
 
4.3 Áp suất làm việc định mức
4.3.1 Áp suất làm việc định mức không được nhỏ hơn 1,2 MPa (12 bar).
4.3.2 Các đầu nối cấp nước và thoát nước của van tràn có thể được gia công để thích hợp với thiết bị có áp suất làm việc thấp hơn với điều kiện là valve phải được ghi nhãn với áp suất làm việc thấp hơn. Xem 7.3 f.
 
4.4 Thân và nắp
4.4.1 Thân và nắp van tràn phải được chế tạo từ vật liệu có độ bền chống ăn mòn ít nhất là tương đương với gang.
4.4.2 Các chi tiết kẹp chặt nắp van tràn phải được chế tạo bằng thép, thép không gỉ, titan hoặc các vật liệu khác có cơ lý tính tương đương.
4.4.3 Nếu một phần của thân hoặc nắp van tràn được chế tạo từ vật liệu phi kim loại khác với vật liệu của đệm kín hoặc được chế tạo từ kim loại có điểm nóng chảy nhỏ hơn 800 0C thì cụm van phải được thử đốt nóng trên ngọn lửa. Theo sau thử đốt trên ngọn lửa, bộ bịt kín phải mở ra tự do và hoàn toàn, và van phải chịu được phép thử áp lực thủy tĩnh mà không có biến dạng dư hoặc hư hỏng.
4.4.4 Không được lắp ráp van với tấm nắp ở vị trí không đúng với chiều dòng chảy hoặc ngăn cản sự vận hành đúng của van tràn
 
4.5 Độ bền
4.5.1 Van tràn ở dạng đã lắp với bộ bịt kín để mở phải chịu được áp suất thủy tĩnh bên trong gấp bốn lần áp suất làm việc định mức trong thời gian 5 min mà không bị phá hủy.
4.5.2 Nhà cung cấp phải đưa ra tài liệu chứng minh rằng tải trọng thiết kế tính toán của bất cứ chi tiết kẹp chặt nào, không kể đến lực nén lên vòng đệm, không được vượt quá độ bền kéo nhỏ nhất được qui định trong ISO 898-1 và ISO 898-2 khi van tràn được tăng áp tới bốn lần áp suất làm việc định mức. Diện tích chịu tác dụng của áp lực phải được tính toán như sau:
a) Nếu sử dụng vành đệm kín có mặt cắt đặc thì bề mặt chịu tác dụng của áp lực là bề mặt mở rộng ra tới đường mép trong của các bulông.
b) Nếu sử dụng vòng đệm tiết diện "0" hoặc vòng đệm kín thì bề mặt chịu tác dụng của lực là bề mặt mở rộng đến đường tâm của các vòng đệm kín này.
 
4.6 Tiếp cận để bảo dưỡng
Phải có phương tiện để tiếp cận các bộ phận, chi tiết làm việc và tháo được bộ bịt kín. Bất cứ phương pháp nào được chấp nhận cũng phải cho phép một người có thể dễ dàng thực hiện được công việc bảo dưỡng với thời gian ngừng làm việc là tối thiểu.
 
4.7 Các chi tiết
4.7.1 Bất cứ chi tiết nào thường phải tháo ra trong quá trình làm việc phải được thiết kế sao cho dễ dàng lắp đúng lại mà không cần có sự chỉ dẫn bằng hình ảnh khi van tràn được vận hành trở lại.
4.7.2 Trừ các mặt tựa của valve, tất cả các chi tiết được dự kiến thay thế tại hiện trường phải có khả năng tháo lắp được bằng các dụng cụ thông thường.
4.7.3 Tất cả các chi tiết phải không tách ra được trong quá trình làm việc bình thường của van tràn.
4.7.4 Sự hư hỏng của các màng hoặc đệm kín của bộ bịt kín không được ngăn cản sự mở ra của van tràn.
4.7.5 Các mặt tựa của các bộ bịt kín phải có độ bền chống ăn mòn tương đương với đồng bronze (đồng đỏ) và có đủ chiều rộng của bề mặt tiếp xúc để chịu được sự mài mòn và xé rách thông thường, sự sử dụng quá mức, các ứng suất nén và hư hỏng do cáu cặn trong ống hoặc các vật lạ có trong nước.
4.7.6 Các lò xo và màng (chắn) không được nứt gãy hoặc bị phá hủy trong 5000 chu kỳ vận hành bình thường.
4.7.7 Không được có dấu hiệu hư hỏng khi kiểm tra bằng mắt đối với bộ bịt kín sau khi thử các yêu cầu về vận hành trong 4.1.4.
4.7.8 Khi được mở ra hết cỡ, bộ bịt kín phải dừng lại. Điểm tiếp xúc phải được bố trí sao cho sự va đập, hoặc phản lực của dòng nước không được gây ra biến dạng dư xoắn, uốn hay làm đứt gãy các chi tiết của van tràn.
4.7.9 Khi cần có chuyển động quay hoặc trượt, bộ phận hoặc ở trục của nó phải được chế tạo bằng vật liệu chống ăn mòn. Các vật liệu không có tính chống ăn mòn phải được lắp với bạc lót, ống lót hoặc các chi tiết được chế tạo từ vật liệu chống ăn mòn tại các điểm không có chuyển động.
4.7.10 Phải có phương tiện để ngăn ngừa van tràn tự động trở về trong trạng thái sẵn sàng (chỉnh đặt) và cho phép thải nước từ đường ống sau khi valve đã nhả. Phải có phương tiện điều khiển bằng tay hoặc phương tiện từ bên ngoài để đưa van tràn trở về trạng thái sẵn sàng (chỉnh đặt).
 
4.8 Sự rò rỉ
4.8.1 Không được có sự rò rỉ, biến dạng dư hoặc đứt gãy đối với valve với áp suất bên trong bằng hai lần áp suất làm việc định mức, tác dụng trong thời gian 5 min với bộ bịt kín được mở.
4.8.2 Không được có sự rò rỉ, biến dạng dư hoặc đứt gãy đối với van tràn với áp suất bên trong bằng hai lần áp suất làm việc định mức, tác dụng trong thời gian 2 h ở phía trước bộ bịt kín và đầu phía sau bộ bịt kín được thông hơi.
 
4.9 Các chi tiết phi kim loại (trừ các đệm kín, màng, nút bịt kín và các chi tiết đàn hồi khác)
4.9.1 Các chi tiết phi kim loại của van tràn có ảnh hưởng đến sự vận hành đúng của valve phải được hóa già khi sử dụng các bộ mẫu thử riêng biệt. Sau khi hóa già, van tràn phải đáp ứng các yêu cầu của 4.8, 4.13 và 4.14.4.
4.9.2 Không được có các vết rạn, nứt, cong vênh, rão hoặc các dấu hiệu hư hỏng khác có thể ngăn cản sự hoạt động đúng với van tràn.
 
4.10 Các chi tiết của bộ bịt kín
4.10.1 Nút bịt kín làm bằng vật liệu đàn hồi hoặc các vật liệu có đàn tính khác không được bám dính vào bề mặt đệm. Khi một kết cấu mặt tựa được sử dụng cho nhiều cỡ van tràn thì cho phép chỉ thử cỡ valve có ứng suất cao nhất trên bề mặt tựa.
4.10.2 Bất cứ chất đàn hồi không được gia cường nào dùng để chế tạo nút bịt kín (nút) cũng phải có các tính chất sau khi được thử theo các phần thích hợp của TCVN 4509:
a) có độ biến dạng dư lớn nhất 5 mm khi khoảng cách giữa các điểm đánh dấu trên vật liệu đàn hồi dài 25 mm được kéo dài tối đa 75 mm, giữ ở vị trí này trong 2 min rồi nhả ra, sau 2 min nhả ra, tiến hành đo lại chiều dài 25 mm;
b) hoặc
1) có độ bền kéo nhỏ nhất 10 MPa (100 bar) và độ giãn dài giới hạn nhỏ nhất 300% (25mm đến 100mm), hoặc
2) có độ bền kéo nhỏ nhất 15 MPa (150 bar) và độ giãn dài thích giới hạn nhỏ nhất 20% (25 mm đến 75 mm);
c) sau khi sấy 96 h trong oxy ở (70 ± 1,5) 0C và 2,0 MPa (20 bar) và độ giãn dài giới hạn không nhỏ hơn 70 % các tính chất tương ứng của các mẫu thử không được nung nóng trong oxy, và bất cứ sự thay đổi nào về độ cứng cũng không được lớn hơn 5 đơn vị đo độ cứng của dụng cụ đo độ cứng theo rạch của mũi nhọn thang A;
d) sau khi ngâm trong nước cất 70 h ở (97,5 ± 2,5) 0C, độ bền kéo và độ giãn dài giới hạn không được nhỏ hơn 70 % các tính chất tương ứng của các mẫu thử không được nung nóng trong nước và sự thay đổi thể tích của mẫu không được lớn hơn 20 %.
4.10.3 Chi tiết bịt kín làm bằng vật liệu đàn hồi được gia cường phải có khả năng chịu được uốn mà không bị nứt hoặc gãy và phải có sự thay đổi về độ giãn nở thể tích không lớn hơn 20%.
4.10.4 Các bề mặt bịt kín phải ngăn ngừa sự rò rỉ nước vào trong cổng báo động khi thử valve ở vị trí sẵn sang.
4.10.5 Đối với vật liệu composit của một hợp chất đàn hồi với một hoặc nhiều chi tiết khác thì độ bền kéo của vật liệu composit này ít nhất phải bằng hai lần độ bền kéo của riêng vật liệu đàn hồi.
 
4.11 Khe hở
4.11.1 Khe hở đồng trục giữa bộ bịt kín kiểu khớp xoay với các vách trong ở mọi vị trí, trừ vị trí mở rộng không được nhỏ hơn 12 mm đối với thân valve bằng gang và không nhỏ hơn 6 mm nếu thân valve và bộ bịt kín bằng gang hoặc thép có lớp phủ bảo vệ chống ăn mòn, vật liệu kim loại màu, thép không gỉ hoặc các vật liệu có các tính chất cơ lý và chống ăn mòn tương đương. Xem Hình a).
4.11.2 Phải có khe hở lệch trục không nhỏ hơn 6 mm giữa các rìa trong vòng mặt tựa và các chi tiết kim loại của bộ bịt kín kiểu khớp xoay khi van tràn ở vị trí đóng kín. Xem Hình b).
4.11.3 Bất cứ khoảng trống nào trong bộ bịt kín có thể gom các mảnh vụn bên ngoài mặt tựa của valve phải có độ sâu không nhỏ hơn 3 mm.
4.11.4 Khe hở lệch trục (D2 - D1) giữa trục và ổ trục của khớp xoay không được nhỏ hơn 0,125 mm. Xem Hình b).
4.11.5 Tổng khe hở hướng trục giữa khớp xoay lá valve và các bề mặt của ổ trục thân valve tràn liền kề không được nhỏ hơn 0,25 mm. Xem Hình c).
4.11.6 Bất cứ các chi tiết dẫn hướng chuyển động tịnh tiến qua lại nào để cho phép mở van tràn phải có khe hở lệch trục nhỏ nhất không nhỏ hơn 0,7 mm ở phần mà chi tiết chuyển động đi vào chi tiết cố định và không nhỏ hơn 0,05 mm ở phần mà chi tiết chuyển động tiếp xúc liên tục với chi tiết cố định ở trạng thái sẵn sàng.
4.11.7 Các bạc hướng dẫn của bộ bịt kín hoặc các ổ trục khớp xoay phải nhô ra theo phương chiều trục một khoảng đủ để duy trì khe hở giữa các chi tiết kim loại màu không nhỏ hơn 1,5 mm (khe hở A). Xem Hình c).
Khe hở được phép nhỏ hơn 1,5 mm khi các chi tiết liền kề bằng đồng bronze (đồng đỏ), đồng thay, kim loại Monel, thép không gỉ austinit, titan, hoặc các vật liệu chống ăn mòn tương tự. Khi độ bền chống ăn mòn của các chi tiết thép được bảo đảm bằng lớp phủ bảo vệ thì các chi tiết này không được có các dấu hiệu hư hỏng nhìn thấy được của lớp phủ như sự phồng rộp, sự phân lớp, sự tạo thành vảy, hoặc sức cản chuyển động tăng lên.
 
 
Khe hở
 
 
 
 
Khe hở (tiếp theo và kết thúc).
Chú thích:
1. Thân van
2. Trục
3. Bộ bịt kín
4. Bạc lót
 
4.12 Tổn thất thủy lực do ma sát
Tổn thất áp suất lớn nhất qua van tràn ở lưu lượng thích hợp cho trong dưới đây không được vượt quá 0,08 MPa (0,8 bar). Nếu tổn thất áp suất vượt quá 0,02 MPa (0,2 bar) thì phải ghi tổn thất áp suất trên van tràn.
 
Các lưu lượng yêu cầu để xác định độ sụt áp

Kích thước danh nghĩa

(mm)

Lưu lượng

(Lít/phút)

40

380

đánh giá / Nhận xét
Đánh giá của bạn:  
*
*
*
*
 Captcha

Khi mua hàng tại /, bạn có thể lựa chọn một trong cách mua hàng sau:

Bước 1: Bạn có thể truy cập vào website và thực hiện các cách đặt hàng đơn giản sau:

✅ Nhập thông tin khi đã biết sản phẩm vào ô tìm kiếm, bạn sẽ có kết quả ngay sau khi hoàn thành.

✅ Hoặc bạn có thể click từng danh mục sản phẩm để tìm kiếm:

Bước 2: Tìm được sản phẩm cần mua

✅ Sau khi tìm được sản phẩm cần mua, bạn tiến hành đặt hàng hoặc nếu muốn mua thêm các sản phẩm khác
bạn hãy thêm sản phẩm vào giỏ hàng và quay trở lại sản phẩm khác để tiến hàng mua thêm.

✅ Sau khi đã chọn được sản phẩm cần mua, bạn bấm vào nút THANH TOÁN và điền đầy đủ thông tin cá nhân bảng thông tin
✅ Sau khi điền đầy đủ thông tin và kiểm tra lại đơn hàng, giá tiền, bạn hãy bấm vào nút HOÀN TẤT ĐƠN HÀNG gửi về cho https://.

Hãy để ý điện thoại của mình, https:// sẽ gọi điện lại để xác nhận đơn hàng và thông tin giao hàng!

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ 0932 633 552 ( zalo/Call)

Chia sẻ:

Thông tin công ty

CÔNG TY TNHH TM & DV AN TOÀN NHƯ Ý

 Địa chỉ:  50/27 Đường Gò Dầu, Phường Tân Quý, Quận Tân Phú, TP.HCM
 Điện thoại: (028) 62.69.33.56 -  (028) 62 67 17 36 - (028) 62 67 17 35

MST: 0309918324

Hotline: 0982 424 164 - 0932 633 552 (Mr Hiếu)

Liên hệ báo giá: MR Cảnh 0905115442 - MS Huệ Giám Đốc: 0909324884
 Email: nhuy.pccc@gmail.com  -  nhuy.pccc@yahoo.com 
 Website: www.maybomchuachay24h.com

© Bản quyền thuộc về Công Ty An Toàn Như Ý

Thiết kế và phát triển bởi Webso.vn

Loading...

0982424164